Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

Ngày 01/8/2014, Hvtbmt chính thức chuyển công tác sang trường Đại học Tây Nguyên sau 14 năm (thiếu 1 tháng) gắn bó với BVĐK tỉnh Đắk Lắk. Nhiều cảm xúc vui - buồn lẫn lộn...

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Oral nifedipine lowers blood pressure in pregnancy more rapidly than intravenous labetalol

Feb 2014 

Hypertension is common during pregnancy, but the choice of standard first-line therapy remains controversial since there are concerns over hydralazine and no clear evidence of the superiority of nifedipine or labetalol. However, a recent head-to-head comparison of the latter two agents has shown that nifedipine appears to exert a superior effect.
Between October 2012 and April 2013, researchers at a tertiary care teaching and referral hospital in India conducted a double-blind trial involving 60 women aged 18–45 years who were at 24 weeks’ gestation or greater and who had sustained severe hypertension (defined as systolic blood pressure [BP] ≥ 160 mm Hg or diastolic BP ≥ 110 mm Hg measured on two separate occasions at least 30 minutes apart). The women were randomly assigned to receive up to five doses of oral nifedipine 10 mg and an intravenous (IV) saline injection (n = 30) or up to five doses of IV labetalol 20 mg, 40 mg, or 80 mg and a placebo tablet (n = 30) every 20 minutes until the target BP of 150 mm Hg systolic and 100 mm Hg diastolic or lower was met. Labetalol was administered via three 20-mL syringes, each of which contained 5 mg/mL of the agent. A total of 4 mL was administered initially, followed by 8 mL after 20 minutes if the target BP was not met; if there was still no improvement after another 20 minutes, then 16 mL was administered. Two further 16-mL injections could be administered if needed. The crossover treatment was administered if the initial treatment failed.
The median time to achieve the target BP was 40 minutes (interquartile range [IQR], 20–60 minutes) with nifedipine compared with 60 minutes (IQR, 40–85 minutes) with labetalol (P = 0.008). Moreover, fewer nifedipine doses were required (median, 2 [IQR, 1–3] nifedipine vs 3 [IQR, 2–4.25] labetalol; P = 0.008). No serious adverse maternal or perinatal side effects were observed in either group.
Shekhar S et al. Oral nifedipine or intravenous labetalol for hyperintensive emergency in pregnancy: a randomized controlled trial. Obstet Gynecol 2013;122(5):1057–1063.
(Hvtbmt sưu tầm,                                   
Nguồn: http://pub.mims.com/)

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Chúc mừng năm mới!

Trong thời khắc giao thừa, kính chúc mọi người, mọi nhà luôn lạc quan, luôn khát vọng và không ngừng phấn đấu để khát vọng thành hiện thực!
Mã đáo thành công.


Chuẩn bị Tết Giáp Ngọ

Những năm Ba Má tôi còn sống, thời bao cấp, cứ mỗi dịp Tết đến, cả nhà quây quần gói bánh tét.
Cũng lâu lắm rồi, chúng tôi kg còn gói bánh tét mỗi dịp Tết đến nữa.
Thật tình ăn cũng kg bao nhiêu, làm cũng mệt nhưng kg có cảnh đó thấy cái Tết có vẻ như thiếu thiếu một chút gì đó.
Vậy nên mỗi khi có cơ hội tôi cũng tham gia tí tí để giữ lại chút cảm giác Tết "xưa".
Hôm 27 tham gia gói bánh chưng nhà Ngoại tụi nhỏ. Mới học gói bánh chưng, tranh thủ trổ tài gói 1 đòn bánh tét (kg có lá chuối nên cải tiến bằng lá dong, hơi khó 1 chút).
Xin khoe bà con tác phẩm "bánh chưng, bánh tét sạch"
Chiếc bánh tét cả nhà ăn hôm tất niên rồi. Ngon, tất nhiên!



Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Vai trò của Protein niệu trong tiêu chuẩn mới chẩn đoán Tiền sản giật

Theo khuyến cáo mới được công bố của Nhóm chuyên trách về tăng huyết áp trong thai kỳ (thuộc Hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ, ACOG) có nhiều thông tin mới và có tính ứng dụng lâm sàng cao, mà một trong những thay đổi lớn nhất là thay đổi trong tiêu chuẩn chẩn đoán Tiền sản giật (TSG).

Cụ thể, bên cạnh những tiêu chuẩn hiện tại dựa vào Huyết áp (≥140/90 mmHg) và Protein niệu (≥300mg/24 giờ hay que thử +, hay Protein/Creatinin niệu ≥ 0.3), khuyến cáo mới cho thấy Protein niệu hiện không còn cần thiết trong chẩn đoán TSG. Khi Protein niệu âm tính, TSG có thể được chẩn đoán dựa vào Huyết áp và một trong những triệu chứng mới xuất hiện dưới đây:
+ Tiểu cầu giảm < 100000/mm3
+ Suy thận (Creatinin máu >1,1 mg/dl hoặc gấp đôi trị số bình thường mà không kèm theo bệnh lý thận nào khác)
+ Suy giảm chức năng gan (men gan cao gấp đôi trị số bình thường)
+ Phù phổi
+ Các rối loạn não bộ hay thị giác mới xuất hiện
Như vậy, sau khi triệu chứng Phù bị loại ra khỏi tiêu chuẩn chẩn đoán, thì nay đến lượt vai trò của Protein niệu đối với TSG cũng được thay đổi. Trong thực hành lâm sàng, khi đứng trước một sản phụ có triệu chứng tăng huyết áp nhưng Protein niệu âm tính, phải đặc biệt cảnh giác với các triệu chứng như đã nêu ở trên.
Bản khuyến cáo đầy đủ với nhiều thông tin cập nhật được đăng tải trên http://www.acog.org
BS Bùi Quang Trung

Tin buồn

Luật gia Lê Hiếu Đằng vừa qua đời tối nay 22.01.2014 tại BV 115 - Tp.HCM.
Cầu cho Hương linh Ông sớm được siêu thoát và xin thành kính chia buồn cùng gia quyến!